Còi xương…! Bổ sung vitamin D, canxi thế nào là đúng!
Nếu nói về vấn đề này sẽ rất dài không biết các mẹ có chịu đọc hết hay không. Vì hiện nay trên mạng hay các bài báo chỉ viết chung chung và không lý giải chi tiết từng trường hợp cụ thể nên có những lý do tại sao 1 bé uống vitamin d3 từ khi sinh ra rồi mà vẫn thiếu canxi, còi xương, 1 bé cân nặng chiều cao tốt vẫn còi xương thể bụ bẫm, tại sao trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn con vẫn thiếu canxi, có những bé chớm thiếu canxi nhưng do tâm lý chủ quan hay nghe tư vấn của những người không có chuyên môn nên các bé càng ngày mức độ thiếu canxi, còi xương càng nặng, tại sao 1 bé thiếu canxi được bổ sung mà vẫn không cải thiện…
Vì những bé sinh non, nhẹ cân, sinh đôi, tăng cân quá nhanh có nhu cầu vitamin d, canxi khác với các bé bình thường
Ở nước ngoài những thực phẩm chức năng như canxi, kẽm, vitamin, khoáng chất khác được bán ở các siêu thị, tạp hóa không cần phải sự tư vấn của cán bộ y tế mà họ tự bổ sung hàng ngày ( nhưng người dân phải cập nhật kiến thức) mà sao về việt nam nó lại sử dụng như thuốc, rồi cứ sợ thừa này kia, rồi đến khi thiếu rồi lại đi uống các loại vi chất đó ở liều dự phòng đó, nên hiệu quả rất chậm, hoặc không hiệu quả nữa vì lúc đấy các bé cần liều điều trị cao hơn.
Hậu quả:
– Lồng ngực biến dạng , gù, vẹo cột sống
– Chân tay cong, chân vòng kiếng (chữ O) hoặc chân chữ bát (chữ X)
– Khung xương chậu hẹp, gây ảnh hưởng đến chức năng sinh sản của bé gái sau này
– Chiều cao của trẻ bị giảm có thể sdd thấp còi, hạn chế chức năng hô hấp
– Gây ảnh hưởng đối với hệ thần kinh, cơ do bị xương chèn ép
– Di chứng của còi xương làm ảnh hưởng đến cơ quan khác làm chức năng các cơ quan khác trong cơ thể bị suy giảm làm bé chậm phát triển gây suy dinh dưỡng trường diễn
Vậy thiếu canxi, còi xương gồm có nhứng vấn đề gì:
-Dấu hiệu
-Nguyên nhân
-Lối sống và tập quán ăn uống của người việt
-Cập nhật kiến thức của mẹ và kể cả những người làm y tế
( Cái này quan trọng nhất)
-Quan điểm bổ sung theo nhau truyền miệng, nghe quảng cáo
-Tiến triển bệnh lý từ nhẹ đến nặng như thế nào…
-Hậu quả và khắc phục như thế nào theo từng mức độ nặng nhẹ
….
Mỗi vấn đề là rất dài và có vô vàn các yếu tố cấu thành nên sẽ dài và các mẹ cố gắng đọc để hiểu lấy phần nào kiến thức.
Hôm nay mình sẽ nói về dấu hiệu và quan điểm không đúng về bổ sung canxi
Rất nhiều thông tin trên trang web của viện dinh dưỡng quốc gia đã nói rất rõ như:
Trẻ hay quấy khóc, ngủ không yên giấc, hay giật mình, ra nhiều mồ hôi khi ngủ.
Xuất hiện rụng tóc vùng sau gáy tạo thành hình vành khăn.
Các biểu hiện ở xương: Thóp rộng, bờ thóp mềm, thóp lâu kín, có các bướu đỉnh, bướu trán (trán dô), đầu bẹp cá trê.
Các trường hợp còi xương nặng có di chứng: chuỗi hạt sườn, dô ức gà, vòng cổ chân, cổ tay, chân cong hình chữ X, chữ O.
Răng mọc chậm, trương lực cơ nhẽo, táo bón.
Chậm phát triển vận động: chậm biết lẫy, biết bò, đi, đứng…
Trong trường hợp còi xương cấp tính: trẻ có thể bị co giật do hạ can xi máu.
Vậy xuất hiện 1 trong những nguyên nhân kia có nói lên được điều gì? Các mẹ nên hiểu rằng chưa nói lên được nhiều điều nhé. Vì có rất nhiều lý do giải thích:
Ví dụ:
-1 bé trằn trọc khó ngủ có thể bé đói, bé hệ tiêu hóa khó chịu, hay bé bị viêm nhiễm, ho sốt cũng hay trằn trọc… vậy khi bé ăn no, đi ngoài bình thường không ho sốt mà trằn trọc, khó ngủ kéo dài thì sao…
-1 bé để nhiệt độ phòng nóng, hoặc mặc quần áo quá kín, quấn chăn khi ngủ bé cũng sẽ ra nhiều mồ hôi… vậy khi thời tiết mát, lạnh, bé mặc quần áo thoáng mà ngủ cứ toát nhiều mồ hôi thì sao…
-1 bé rụng tóc sau gáy do di truyền, hay trằn trọc khi ngủ hay gối thô quá bé cũng có thể rụng tóc…vậy 1 bé cả thế hệ ko có gen tóc rụng, bé ngủ không trằn trọc, gối bé mềm mại mà bé vẫn rụng tóc vành khăn thì sao…( thiếu kẽm cũng có thể rụng tóc nhé)
– 1 bé chân vòng kiềng chữ có thể là do di truyền, có thể cho bé tập đứng quá sớm… vậy 1 bé cả thế hệ không có ai có gen vòng kiềng, không tập đi sớm mà chân vẫn biếng dạng chữ O vòng kiềng thì sao…
– 1 bé sinh ra đầu không méo, hay bẹp mà 1 thời gian bị méo đầu hay bẹp đầu cá chê các mẹ cứ đổ là do để các bé nằm nhiều… vậy đứa nào sinh ra chả nằm có đứa nào đứng ngay đâu, vậy tại sao có bé méo có bé không…
Nên các mẹ không nên đánh giá phiến diện về 1 vấn đề theo kiểu giải thích dân gian, hay những người không có chuyên môn mà nên đi khám hay kiểm tra cho bé ở cơ sở khám dinh dưỡng uy tín vì bác sỹ phải kiểm tra tất các triệu chứng đan xen lại với nhau.
Có những trường hợp đã xuất hiện rất nhiều triệu chứng rõ ràng của thiếu canxi, còi xương điển hình. Nhưng có những trường hợp mới thiếu dấu hiệu thiếu canxi nên mới xuất hiện 1 vài triệu chứng chưa rõ ràng lúc đấy muốn xác định thiếu canxi hay không các mẹ phải đi khám hoặc nói chuyện cụ thể với bác sỹ kiểm tra mới ra vấn đề. Vì nếu triệu chứng chưa rõ ràng bác sỹ phải hỏi để kiểm tra tất cả vấn đề , hỏi tất cả các vấn đề liên quan đến những dấu hiệu còi xương ở trên tùy theo độ tuổi của bé và phải khai thác chất lượng, số lượng ăn, sữa của bé, chế độ ăn của mẹ (nếu bé bú mẹ hoàn toàn ) thì mới biết bé cần bổ sung như thế nào, hàm lượng bao nhiêu, và thay đổi chế độ ăn của bé, của mẹ sao cho phù hợp. Vì canxi trong cơ thể chi phối rất nhiều nhiệm vụ như: canxi chi phối trương lực cơ, tạo răng, tạo xương, ổn định các khớp…Nên các mẹ tự ý bổ sung chưa chắc đã đúng hàm lượng con cần vì liều dự phòng và liều điều trị là khác nhau.
Ví dụ: Cu thể 1 bé 8 tháng tuổi nhé, nhu cầu hàng ngày của trẻ cần là khoảng 400mg canxium, nhưng chế độ ăn của bé khi bác sỹ tính toán nhanh theo chế độ ăn (trung bình cả ăn dặm và sữa chỉ được khoảng 200mg/ ngày) mà khi 1 bé đã thiếu canxi nhiều thì theo phác đồ ở viện nhi TW có thể phải bổ sung 800-1800 mg canxi/ ngày tùy theo mức độ thiếu và theo tháng tuổi, nhưng các mẹ tự mua vitamin d, canxi về uống và không biết điều chỉnh chế độ ăn sao cho phù hợp mà bố sung với liều dự phòng thì sẽ dẫn đến vấn đề gì ?
– Một là triệu chứng của thiếu canxi, còi xương sẽ giảm bớt phần nào nhưng sẽ không hết hẳn. Càng để lâu vấn đề đó thì chiều cao của các bé sẽ chậm phát triển dần dần ví dụ mỗi tháng các bé lên được 1cm nhưng vì có bổ sung nhưng chưa đủ vẫn lên chiều cao nhưng chỉ lên 0,5cm. Rồi qua 3 tuổi xương của bé không phát triển nhanh như thời gian trước nữa thì có thể hết đi các triệu chứng của còi xương nhưng lúc đấy đã thấp lùn mất rồi
– Hai là triệu chứng thiếu canxi, còi xương có thuyên giảm không gây hạ canxi huyết, không có triệu chứng cấp tính, nhưng xương vẫn bị biến dạng từ từ nên có những bé 5-6 tuổi các mẹ mới thấy con mình có ngực nhô như ức gà, xương bả vai nhô nhiều ra đằng sau, chân hình chữ X khi chạy hay vấp ngã vì 2 đầu gối hay chạm vào nhau hay có những bé răng mủn hỏng rất mà ko phải uống kháng sinh nhiều, ăn quá nhiều đồ có đường vì lúc mọc răng không biết con mình bị thiếu…
– Ba là triệu chứng thiếu canxi chưa hết hẳn nên làm ảnh hưởng đến cơ quan khác:
ví dụ như triệu trứng mồ hôi trộm vẫn ra nhiều chẳng hạn làm các bé hay bị nhiễm lạnh nên thay đổi thời tiết hay viêm đường hô hấp. Đầu tiên là mũi, rồi họng, rồi tai giữa, rồi phổi… có những bé phải nạo VA sớm hay cắt Amidan sớm cũng do nguyên nhân này.
Đấy là còn chưa nói có thể gây đến bé hay táo bón, tăng động giảm chú ý, giảm khả năng hấp thu do men của tuyến tụy gây ra…..và còn gây ra rất nhiều vấn đề.
Đây là mình chỉ ví dụ về 1 trường hợp cụ thể của 1 bé 8 tháng tuổi, còn tùy mức độ và độ tuổi khác nhau thì chế độ ăn, lượng sữa khác nhau, thói quen sinh hoạt rồi phương pháp ăn của các bé khác nhau. Nên mỗi bé sẽ được bác sỹ hướng dẫn bổ sung, điều chỉnh chế độ ăn như thế nào để phù hợp với gia đình và với bé. Cũng như mình nói ở bài đầu tiên mình viết hàm lượng canxi bổ sung phải căn cứ theo cả chế độ ăn của bé chứ ko phải bé nào cũng giống nhau rất linh hoạt hàng ngày chứ không cố định. Trừ khi bác sỹ đó có kinh nghiệm để quy chuẩn chế độ ăn của bé đó ( kiểm soát được lượng canxi hàng ngày của bé) như 1 loại sữa, thực phẩm nào đó bác sỹ đó nắm rõ được hàm lượng canxi,phosphor nhất định và khuyến cáo số lượng sữa đó hàng ngày thì bác sỹ có thể cố định hàm lượng canxi bổ sung các bé hàng ngày.
Nay có 1 trường hợp hỏi mình con cân nặng, chiều cao vẫn bình thường nhưng có biểu hiện của rụng tóc vành khăn. Do mình đang bận khám cho bé khác nên trả lời nhanh hộ mẹ đó là con đang có dấu hiệu của còi xương em nên đi khám để bác sỹ kiểm tra cho bé cho yên tâm.
Thế mà lúc sau lại thấy lên mạng hỏi người này người nọ, rồi người thì tư vấn đấy là chiếu liếm, chiếu ăn tóc, rồi có người động viên là đó là bình thường, có người bảo do bé nằm nhiều nên vậy…thế là quay lại nói mình là bác sỹ nọ kia không chuẩn.
Mẹ đó không hiểu là rụng tóc vành khăn chỉ là 1 trong dấu hiệu của còi xương nếu muốn biết chính xác thì bác sỹ phải kiểm tra tất cả, từ thóp có rộng không, bờ thóp có mềm ko, nếu thóp đóng rồi thì phải trương lực cơ của con có cứng cáp không hay nhão, con ngủ có ra mồ hôi trộm không, ngủ có trằn trọc, hay giật mình, quấy khóc gì ko,có táo bón ko, răng bé mọc thế nào, chế độ uống sữa, ăn của bé thế nào…. Thì bác sỹ mới biết được con có thiếu canxi hay không… Vì kể cả trẻ cân nặng chiều cao có tốt hơn mức bình thường thì trẻ còi xương thể bụ bẫm cũng rất nhiều.Nên nếu nhắn tin để hỏi tất cả vấn đề đó nhắn cả ngày ko ra vấn đề….
Nên lên đây mình chỉ là chia sẻ cho các mẹ hiểu sâu về vấn đề và vấn đề bổ sung vitamin d, canxi như thế nào là đúng. Nếu trẻ không có biểu hiện thiếu ăn uống tốt lượng sữa và chế độ ăn đa dạng thì không nhất thiết phải bổ sung canxi mà chỉ bổ sung dự phòng vitamin d là được. Còn khi có biểu hiện thiếu thì cần tham khảo của những người có chuyên môn sâu hơn.
Nhớ đọc bài khám dinh dưỡng là như thế nào ở bài đầu tiên để tìm cơ sở khám dd uy tín nhé.
Nên tránh những trường hợp như trên, các mẹ không nên hỏi mình con thế này có thiếu canxi hay không, hay là bổ sung loại gì, uống như thế nào nhé. Mình sẽ không trả lời khi biết chính xác vấn đề hay triệu chứng của các bé.
Còn mẹ nào muốn khám online thì cứ inbox cụ thể tình trạng vấn đề của bé, mình sẽ xếp lịch khám online vào lúc mình rảnh để khám cho các bé, khám online là phải gọi điện trực tiếp nói chuyện để kiểm tra tất cả vấn đề của bé chứ nhắn tin ko ra được vấn đề gì cả.