Chào các bạn!

Trung tâm dinh dưỡng hà nội đã triển khai lại khám và tư vấn dinh dưỡng online cho các bé, do dịch covid-19 còn phức tạp nên tạo điều kiện cho các bé ở xa và những bé đang theo điều trị dinh dưỡng của trung tâm không có điều kiện đi khám trực tiếp.Trung tâm sẽ mở lại cổng khám và tư vấn dinh dưỡng online từ ngày 10/06/2021

Trong thời gian mình tạm dừng khám dinh dưỡng online có mấy trăm mẹ đăng ký khám nhưng mình đã từ chối khám do rất nhiều nguyên nhân, một phần là do mình bận, một phần là đa số các mẹ khám online đều tham ra vào các diễn đàn “ suy dinh dưỡng” khác. Nên khi khám online xong rất hay chia sẻ những thông tin không đúng, rồi bình luận thông tin trái chiều mà không hiểu bản chất, vấn đề của bé đã được khám đó là như thế nào, mà mình không có thời gian hay đi tranh luận hay phản hồi trên mạng xã hội mãi được. Nên những mẹ vẫn đang tham gia, tìm kiếm thông tin dinh dưỡng và thử áp dụng dinh dưỡng trên các trên diễn đàn khám thì không nên đăng ký khám online nhé. Mình đã xóa bỏ hầu hết các kết bạn của các mẹ tham gia vào “ hội nhẹ cân, suy dinh dưỡng” hội “ ăn dặm…” rồi, hy vong những mẹ đó sẽ không làm ảnh hưởng đến những mẹ có nhu cầu thực sự muốn được khám online cho con.

QUY TRÌNH KHÁM DINH DƯỠNG ONLINE !
Trung tâm dinh dưỡng hà nội !
Địa chỉ: D14 đường B5 Làng quốc tế thăng long- cầu giấy hà nội
Web: Trungtamdinhduonghanoi.com
Hotline đăng ký khám online: Call, sms, zalo :0378477411
Hotline đăng ký khám trực tiếp: call, sms: 0376677558
Thời gian làm việc sáng 8h-12h, chiều 1h30 đến 4h30
Hiện tại phòng khám áp dụng thu phí khám online cho các bé đồng đều là 100.000 vnđ và chỉ áp dụng cho khám lần đầu tiên, còn những lần khám lại từ lần 2 trở đi phòng khám vẫn hỗ trợ khám online miễn phí cho các bé

Mình đã lỡ hẹn vì chưa viết được bài kịp cho các bạn.
Sau đây mình sẽ viết về “Quan điểm điều trị suy dinh dưỡng- Phương pháp hóa lỏng thức ăn trong điều trị suy dinh dưỡng”

Hiện tại số lượng trẻ biếng ăn hay suy dinh dưỡng ở việt nam rất nhiều nên thông qua đó cũng có rất nhiều phương pháp để điều trị suy dinh dưỡng khác nhau.
Nhưng quan trọng bé đó có hợp tác với chế độ dinh dưỡng đó không và cần tuân thủ những nguyên tắc gì trong quá trình điều trị:

Quan Điểm tăng càng nhiều cơm cháo, thức ăn, sữa cao năng lượng càng tốt:

Ưu điểm: Về nguyên tắc là đúng vì những bé suy dinh dưỡng bản chất là do năng lượng không đủ nên cung cấp nhiều năng lượng hơn sẽ giúp bé lên cân nhanh hơn. Phương pháp này áp dụng đơn thuần do bé đó thiếu năng lượng, thiếu ăn, đói nghèo thì đương nhiên bé đó sẽ lên cân

Nhược điểm: Nhưng khó khăn điều trị đối với các bé đó là đã suy dinh dưỡng thì lại biếng ăn mà theo khẩu phần ăn chuẩn theo viện dinh dưỡng quốc gia là 1 bé 2 tuổi cần ăn theo chế độ mỗi bữa 2 lưng chén cơm nát, và 600ml sữa trên ngày kèm theo trái cây, sữa chua và còn những thức ăn phụ khác. Như vậy đại đa số các bé sẽ không thực hiện được và quá trình điều trị suy dinh dưỡng đâm vào bế tắc. Còn có thể có những bé áp dụng được nhưng không phải do thiếu năng lượng mà do thiếu vi chất nên hấp thu kém thì dù cố gắng áp dụng thì hiệu quả sẽ không cao vì ăn bé cũng không hấp thu được. Và có thể gây ra những bất lợi khác do hấp thu kém như táo bón, càng biếng ăn hơn.

Quan điểm Bổ sung nhiều vitamin, khoáng chất, TPCN càng nhiều càng tốt:

Ưu điểm: Đây là 1 biện pháp dự phòng nhiều hơn là điều trị vì đại đa số các bé theo chế độ ăn kiểu cũ ở người việt nam ( là giàu tinh bột) thì có thể thiếu nhiều loại vi chất khác nhau ( tinh bột cạnh tranh hấp thu với vi chất). Không chỉ ở việt nam kể cả ở các nước phương tây kẽm, canxi, vitamin… bổ sung dự phòng người ta bán ở các siêu thị, tạp hóa mà không cần chỉ định của bác sỹ mà không sợ thừa, chỉ là các mẹ phải có kiến thức về bổ sung vi chất ví dụ như 1 bé uống sữa , ăn tôm cua… ít, thì có thể thường xuyên canxi thêm với hàm lượng nhỏ. Có thể hiệu quả tính theo xác suất ví dụ bổ sung nhiều loại vi chất chẳng may bé đó thiếu kẽm mà bổ sung trong đó có kẽm thì bé đó sẽ ăn tốt hơn, thiếu vi khuẩn có lợi đường ruột mà bổ sung men vi sinh đúng có thể bé đó ăn tốt hơn. Và quan trọng nhất từ từ rồi các bé tự hồi phục là chính.

Nhược điểm: Đối với những bạn bé dưới 1 tuổi thường rất khó uống thuốc mà bổ sung quá nhiều lần uống trong ngày bé sẽ sợ và không hợp tác. Còn bổ sung nhiều loại vi chất không đúng có thể thành có hại ví dụ 1 bé thiếu canxi nhiều mà bổ sung sắt (Fe) không đúng hoặc liều quá cao sẽ dẫn đến cạnh tranh hấp thu lẫn nhau cuối cùng khiến bé đó sẽ thiếu canxi càng nặng. Nếu đó đơn thuần là những chất cơ thể nên thường xuyên cần bổ sung thì không sao chỉ là hiệu quả thấp, còn nếu trong những thuốc đó có những thành phần kích thích như tích nước như thuốc tránh thai, thuốc priton, cyproheptadin, corticoid… thì còn nguy hại hơn rất nhiều cho bé vì các cơ quan nội tạng khác của bé dễ bị tổn thương, lúc này điều trị suy dinh dưỡng sẽ phức tạp hơn.

Quan điểm bổ sung những chất có tính chất bồi bổ cơ thể, bổ thận, bổ gan: Ruốc cóc, mật ong, tổ yến, bổ gan, bổ thận từ đông y…

Ưu điểm: Bản chất của những chất này là cung cấp thêm cho cơ thể nhiều Protein, axit amin, và 1 số chất hóa học có tác dụng bổ máu, bổ gan, bổ thận… nên nếu bác sỹ đông y tốt có thể là 1 giải pháp cho các mẹ. Nhưng bé đó có hợp tác hay không, đã lười ăn mà thêm những khẩu phần không đúng trọng tâm chưa phải là biện pháp tốt. Và đặc biệt những chất có trong những từ nguồn này ngày nay y học phát triển đều có trong những sản phẩm tinh chế thậm chí còn cao hơn.

Nhược điểm: Mình sẽ không bình luận vì sẽ động chạm rất nhiều vấn đề, lại xảy ra tranh cãi vì quan điểm dinh dưỡng cho trẻ còn chưa thống nhất được trong toàn ngành.

Trên đây là đại đa số các phương pháp điều trị suy dinh dưỡng hiện nay ở việt nam có cả bác sỹ, dược sỹ, chuyên gia dinh dưỡng, và người dân tự truyền thụ cho nhau vậy phương pháp nào tốt nhất, phương pháp nào dễ thực hiện nhất cho các mẹ có con suy dinh dưỡng. Như những bài mình đã từng viết điều trị suy dinh dưỡng ở bé có rất nhiều vấn đề và người làm trong lĩnh vực y tế phải biết chọn lọc những vấn đề ưu tiên, định hướng điều trị đúng nguyên nhân dấn đến làm 1 bé dẫn đến biếng ăn, hấp thu kém, suy dinh dưỡng. Như ví dụ mình đã viết “ như 1 bé còi xương dẫn đến suy dinh dưỡng nếu cứ tăng nguồn năng lượng lên bổ sung những chất hỗ trợ hấp thu cho bé thì bé sẽ lên cân nhưng nếu không điều trị dứt điểm nguyên nhân làm bé hấp thu kém đó thì một thời gian sau hoặc sau ốm… các bé lại còi đi và vòng xoắn suy dinh dưỡng lại lặp lại”

Vậy phương pháp hóa lỏng thức ăn có ưu và nhược điểm gì trong điều trị suy dinh dưỡng nói chung và suy dinh dưỡng trẻ em nói riêng. Chúng ta sẽ lấy 1 vài ví dụ để các mẹ dễ định hình.

“ Ví dụ tại sao 1 người sau ốm, mệt, sức khỏe yếu, sau phẫu thuật khi ăn cháo, súp, sữa.. thức ăn dạng lỏng sẽ nhanh phục hồi hơn những bệnh nhân ăn cơm, xôi bình thường…mặc dù nặng lượng trong 1 bát cơm, bát xôi chắc chắn sẽ nhiều hơn năng lượng của 1 bát cháo, bát súp….”

“ Tại sao phương tây hay các nước phát triển họ lại ăn thức ăn dạng mềm, ăn bánh mỳ, sữa, chế phẩm từ sữa, ăn thức ăn nguội… ngoài để tốt cho hệ thống tiêu hóa còn làm khả năng hấp thu tốt hơn. Vấn đề này rất dài mình chỉ giải thích 1 điểm nhỏ để các mẹ dễ hiểu.
Như bánh mỳ tại sao họ không ăn bánh mỳ rán, luột, nấu… mà họ ăn bánh mỳ nướng ngoài dễ bảo quản thì lý do là : tinh bột là 1 chuỗi glucose rất dài muốn cơ thể hấp thu được cần đủ lượng men enzyme amylase để thủy phân tinh bột thành đường cho cơ thể có thể hấp thu chính lý do đó 1 số người ở việt nam đau dạ dày, đại tràng vẫn khuyên ăn cơm cháy dễ hấp thu hơn ăn cơm dẻo là như vậy. Chúng ta có thể lấy 1 ví dụ thả 1 miếng bánh mỳ và 1 muỗng cơm vào 1 cốc nước lọc thì sau 1 thời gian miếng bánh mỳ tan ra còn miếng cơm khó tan sẽ dần chua đi thôi. Vì vậy tại sao số lượng tinh bột ở phương tây rất ít và uống nhiều nước ( tinh bột 1 ổ bánh trong mỳ chỉ tương đương 1/2 bát cơm của người việt nam) Nhưng họ hấp thu tối đa ( nên thức ăn tinh) lên năng lượng vẫn rất đủ. Còn mình ăn nhiều vẫn bị gọi là thiếu (nên thức ăn thô) ”

Vậy tất cả những vấn đề trên là gì? Tại sao những bé điều trị suy dinh dưỡng cần ăn thức ăn dễ hấp thu, tại sao cần ăn thức ăn dạng lỏng, sữa, trứng….

Phương pháp hóa lỏng thức ăn chủ yếu tập chung vào 2 cơ chế :

Một là cung cấp đủ lượng nước cho cơ thể và làm tăng hấp thu cho bé:
Vì như chúng ta biết 70% cơ thể trả là nước và tất cả thức ăn hay vi chất phải đủ môi trường nước thì mới vận chuyển được vào trong cơ thể. Nếu không đủ lượng nước thì thức ăn bé ăn vào sẽ hấp thu được rất ít và sẽ bị tống ra ngoài ( nên tại sao những bé hấp thu kém phân rất thối, chua, màu thẫm không phải do nguyên liệu thức ăn ). Nước là dung môi sống cho nhiều phản ứng hóa học trong cơ thể, nhờ đó thực hiện các chức năng sống.Ví dụ, khi thực phẩm đưa vào cơ thể, dịch tiêu hóa như nước bọt, dịch dạ dày… sẽ tiếp xúc với lượng thực phẩm này và xúc tác cho các phản ứng tiêu hóa, nhờ đó các chất dinh dưỡng được cơ thể hấp thu. Đối với trẻ em, quá trình này đặc biệt quan trọng trong quá trình tăng trưởng, đặc biệt là đối với trẻ trong độ tuổi ăn dặm. Nước thúc đẩy các hoạt động như nhai, nuốt và đảm bảo thức ăn đi qua thực quản một cách thuận lợi. Khi bị thiếu nước, các khớp không còn được bôi trơn nên khiến mọi hoạt động trở nên khó khăn.

• Nhu cầu nước của trẻ
• Trẻ em từ 1kg đến 10kg, nhu cầu về nước là 100ml/kg.
• Trẻ em từ 11kg đến 20kg, nhu cầu nước là 1000ml/ngày và cộng thêm 50ml/kg mỗi 10kg tăng trưởng ở trẻ em.
Vậy 1 bé 10kg cần khoảng 1 lít nước/ ngày. Như vậy 1 bé chỉ uống được có 300ml sữa mà không được bổ sung thêm 700ml nước nữa như nước hoa quả, nước lọc, nước canh… thì bé đó sẽ hấp thu rất kém. Nên hiện nay viện dinh dưỡng quốc gia vẫn khuyến cao trung bình bé cần 600ml/ ngày như vậy lượng nước còn lại bé có thể dễ dàng thực hiện thêm từ nước lọc, nước canh, nước sữa chua, nước hoa quả…
Ngoài ra như bài mình viết ở bài “ tại sao còi xương dẫn đến suy dinh dưỡng” đối với những bé suy dinh dưỡng về cả chiều cao thì sữa vẫn là thức ăn ưu tiên vì xương không phải có mỗi canxi mà còn rất nhiều chất khác như phospho , magie , đồng, cilic , mangan … nếu trong sữa hoặc những chế phẩm từ sữa là đa dạng và dễ dàng nhất. vì những bé suy dinh dưỡng ăn không đa dạng thì 1 mình canxi là không đủ để thúc đẩy chiều cao.
Vậy mà khi điều trị suy dinh dưỡng có những bé quá lùn hướng dẫn uống sữa 600ml/ ngày và có thể tạm thời giảm chế độ ăn thô đi để tăng hấp thu cho bé, mà một số mẹ vẫn phê bình là bác sỹ bắt các bé uống nhiều sữa. Tất nhiên mỗi bé là khác nhau nếu bé không quá lùn thì lượng sữa có thể giảm xuống nếu bé đảm bảo được lượng nước còn lại. Còn nhưng Bé quá lùn không uống đủ lượng sữa cần thiết có thể ăn thêm chế phẩm từ sữa như phomat, phomai, sữa chua, váng sữa… nhưng lượng nước phải được tăng thêm. Nói chung là tùy mỗi bé khác nhau sẽ có phương pháp hợp lý đối với các bé, chứ không phải dập khuân mà rất linh hoạt.
Trên đây là những phương pháp điều trị suy dinh dưỡng hiện nay ở việt nam. Mỗi người có quan điểm và cách nhìn nhận vấn đề khác nhau nên không thể chuẩn hóa với tất cả mọi người nên mọi người nên tìm hiểu kỹ trước khi áp dụng dinh dưỡng cho bé.

Như mình đã từng nói “ Bác sỹ tim mạch bệnh nhân không bệnh tim mạch, bệnh đường máu là bình thường. Bác sỹ nội nhi không ốm đau, viêm nhiễm là bình thường. Bác sỹ nội tiết không thiếu hocmoon tăng trưởng, không cường giáp, suy giáp và các tuyến nội tiết là bình thường. Bác sỹ ngoại không phải mổ sẻ là chưa nghiệm trọng…” Ngành y quan điểm của mỗi chuyên khoa là không giống nhau chứ không phải cứ bác sỹ là điều trị được tất cả, hy vong các mẹ sẽ định hướng đúng vấn đề của các bé để không ảnh hưởng đến các bé về lâu dài.