CÁC BÀ MẸ CẦN PHẢI BIẾT _CÁCH SỬ DỤNG CÁC LOẠI THỰC PHẨM KHI MANG THAI

Chế độ dinh dưỡng của các bà mẹ đang mang bầu là vấn đề hết sức quan trọng, ảnh hưởng tới sức khỏe của bà mẹ và toàn bộ quá trình sinh trưởng, phát triển của thai nhi trong giai đoạn trong bụng mẹ và cả tương lai sau này của bé. Các bác sĩ, chuyên gia dinh dưỡng có một số lời khuyên, tư vấn như sau cho các bà bầu nhé:

I.        Thực phẩm cần thiết phải sử dụng khi mang thai:

Thực phẩm tốt nhất nên ăn khi mang thai là những loại cung cấp đủ các vitamin cần thiết, khoáng chất, đạm và năng lượng.

1.     Chất đạm: mẹ bầu nên ăn đủ các loại thực phẩm giàu đạm như thịt nạc, ức gia cầm, cá ( chỉ ăn chín), trứng , đậu đỗ…

2.     Canxi: ăn ( hoặc uống) thực phẩm giàu canxi mỗi ngày.

3.     Folate: có nhiều trong rau xanh ( bông cải xanh, đậu bắp, xà lách…), các loại đậu hạt, cam, thịt gia cầm. Tăng cường ăn các loại đậu và rau củ quả mỗi ngày tuyệt đối không được bỏ bữa ăn sáng.

4.     Sắt : cần thiết cho việc sản xuất tế bào hồng cầu của người mẹ và thai nhi. Thực phẩm giàu sắt bao gồm: thịt đỏ, đậu đỗ, trái cây khô, rau xanh, vitamin C giúp cơ thể hấp thu sắt từ thực phẩm ( vitamin C có nguồn gốc thực vật tốt hơn).

5.     Chất xơ: các mẹ nên ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ ( rau, củ, quả và ngũ cốc nguyên hạt) để phòng và tránh táo bón.

6.     Nước: uống ít nhất 2 lít nước/ngày để cung cấp chất lỏng cho quá trình tạo máu và hỗ trợ tiêu hóa.

II.    Thực phẩm nên tránh khi mang thai.

Nguy cơ thai nhi bị nhiễm khuẩn trong suốt thai kỳ là rất nhỏ, tuy nhiên các mẹ cũng phải tránh những loại thực phẩm có tiềm ẩn nguy cơ cụ thể:

1.     Listeriosis: Vi khuẩn Listerie monocytogenes gây bệnh listeriosis- bệnh truyền nhiễm lây qua đường ăn uống, có thể lây truyền qua nhau thai gây nguy hại cho thai nhi. Các mẹ cần tránh ăn các sản phẩm từ sữa chua tiệt trùng đặc biệt là các loại phomai lên mốc tự nhiên.

2.     Gan động vật: gan và các sản phẩm chế biến từ gan như pate có hàm lượng vitamin A cao và lưu trữ một phần các độc tố còn tồn tại trong gan chưa được đào thải hết ra khỏi cơ thể.

3.     Toxoplasmosis: dạng nhiễm trùng sinh vật đơn bào gây ra bởi ký sinh trùng toxoplasma gondi.  Các nang của loại ký sinh trùng này có mặt trong phân, chất bài tiết của mèo bị nhiễm bệnh lây sang người. Do vậy, các mẹ bầu cần tránh tiếp xúc với mèo cũng như phải rửa sạch các loại rau củ quả trước khi ăn và không ăn thịt chưa được nấu chín…

4.     Samonella: là dạng ngộ độc thực phẩm phổ biến do vi khuẩn samonella gây ra, thường không nguy hại cho bé nhưng nếu bệnh nặng, nghiêm trọng có thể dẫn đến sảy thai hoặc sinh non.

5.     Các nhiễm khuẩn khác: mẹ đang mang thai nên tránh ăn các hải sản sống vì chúng có thể gây viêm gan và nhiễm ký sinh trùng đường ruột.

6.     Nhiễm kim loại nặng: loại bỏ kim loại nặng từ rau củ quả bằng cách rửa rau củ trực tiếp dưới vòi nước hoặc gọt vỏ trước khi ăn. Tuyệt đối không nên ăn các loại cá mập, cá kiếm, cá cờ vì thịt các loại cá này chứa hàm lượng thủy ngân cao.

7.     Không uống bia rượu và thức uống có chứa cafeine: bia rượu ảnh hưởng nghiêm trọng tới thai nhi nhất là trong 02 tháng đầu- sử dụng cafeine với hàm lượng cao ( trên 300mg/ngày) gây trở ngại cho sự tăng trưởng và phát triển của thai nhi.