TẮC TIA SỮA SAU SINH

Hiện nay tình trạng tắc tia sữa khá phổ biến ở các mẹ trẻ, do điều kiện kinh tế khá lên, chế độ ăn uống tốt hơn, các mẹ đã có nhiều kiến thức để giúp sữa xuống đều hơn, đặc biệt việc nuôi con bằng sữa mẹ được các bác sĩ hướng dẫn rất tận tình nên các mẹ luôn có kiến thức để duy trì nguồn sữa cho bé bú khá dồi dào. Tuy nhiên sữa nhiều, đồng nghĩa với việc tắc tia sữa nhiều hơn so với trước đây.

Tắc tia sữa là hiện tượng thường gặp ở các bà mẹ sau sinh, thường gặp ở các bà mẹ quá nhiều sữa hoặc con lười bú, bệnh không quá nguy hiểm và khó chữa nhưng nếu để lâu ngày sẽ dẫn đến áp xe vú rất nguy hiểm.

Sữa được tạo ra từ nang sữa theo các ống dẫn đổ về khoang chứa sữa ở phía sau quầng vú. Dưới tác dụng kích thích của động tác bú mút của bé, sữa sẽ chảy ra ngoài. Trên dòng chảy, vì một lí do nào đó mà lòng ống dẫn bị hẹp bít lại (chèn ép từ ngoài vào hay bít tắc trong lòng ống), sữa sẽ không thể thoát ra ngoài được. Tại chỗ tắc sẽ dần tạo thành hòn cục do hiện tượng sữa đông kết. Trong lúc đó, sữa vẫn tiếp tục được tạo ra, làm cho các ống dẫn trước chỗ tắc ngày càng bị căng giãn. Hiện tượng này gây chèn ép các ống dẫn sữa khác, tạo ra một vòng xoắn bệnh lí, làm tình trạng tắc sữa ngày càng nặng thêm.

Những dấu hiệu tắc tia sữa:

– Bầu vú có hiện tượng căng to hơn bình thường và càng lúc càng tăng dần dẫn đến đau nhức và vú không tiết được sữa cho con bú kể cả lấy tay vắt sữa.

– Vú có các khối tròn di động nhiều kích thước bề mặt gồ ghề, nằm riêng rẽ hay liên kết lại với nhau tạo thành khối lớn, chạm vào rất cứng có khi còn đau. Có thể kèm theo mệt mỏi, nhức đầu, sốt nhẹ … Sữa có thể vẫn tiết ra được bình thường.. Mẹ bị tắc tia sữa thường có sốt hoặc cảm giác sốt, đau tăng lên dần nếu sữa đã ứ đọng nhiều ở bên trong.

Những giải pháp chống tắc tia sữa:

– Massage vú thường xuyên: Nếu sữa nhiều quá em bé không bú hết thì vắt hết đi để nang sữa tạo dòng sữa mới.

– Chườm khăn nóng để dòng sữa đông kết tan dần