Hôm nay mình sẽ giải thích cho mọi người hiểu rõ hơn về điều trị suy dinh dưỡng, tại sao còi xương sẽ dẫn đến suy dinh dưỡng và ngược lại suy dinh dưỡng lâu ngày lại dẫn đến còi xương.
Như nhưng bài mình đã từng viết trước đây nhưng có khi các mẹ đọc và có những mẹ lười đọc hoặc đọc hời hợt nên vẫn không hiểu vấn đề mặc dù suy dinh dưỡng, còi xương, biếng ăn, táo bón, hấp thu kém, hay viêm đường hô hấp, thấp lùn hay suy dinh dưỡng chỉ là những vấn đề xoay quanh nhau và điều trị những vấn đề này là xoay quanh những thứ phải điều trị cho bé như canxi, kẽm, magie, sắt, vitamin d, vitamin c, men tiêu hóa, men vi sinh, tăng đề kháng, chất xơ, sữa , vitamin, và thức ăn ưu tiên trong quá trình hồi phục. Cũng như điều trị viêm đường hô hấp vậy chỉ là xoay quanh kháng sinh, kháng viêm, long đờm, điện giải, hạ sốt, cách vệ sinh đường hô hấp…
Tại sao khi khám online mình lại yêu cầu chụp lại những vị trí quan trọng vì 70% bé đó đang thiếu là những vi chất gì, đã biến dạng khung xương hay chưa và mức độ thiếu của từng bé đã như thế nào, còn phần còn lại là thông qua quá trình hỏi bé ngủ có ngon không,có nghiến răng khi ngủ không, có khóc đêm không, bé có ra nhiều mồ hôi không, có hay nằm úp không, có hay khóc đêm không, bé mọc răng như thế nào, bé đi ngoài thế nào, bé đã hay viêm đường hô hấp chưa… Mỗi dấu hiệu đó phản ảnh mức độ thiếu và kéo theo những vấn đề đan xen lẫn nhau rất phức tạp chúng ta không căn cứ vào 1 yếu tố mà phải nhiều vấn đề cộng lại để đánh giá tổng thể. Còn khi những dấu hiệu đã quá điển hình của còi xương thì lúc đó bác sỹ không cần hỏi nữa mà sẽ đọc luôn những vấn đề các bé đang gặp phải và tiếp diễn của quá trình còi xương đó nếu không điều trị đúng hướng.
Còn những bé không có những dấu hiệu của thiếu chất ở hình thể cộng thêm khi hỏi khai thác các triệu chứng của bé mà không có dấu hiệu bất thường thì bác sỹ sẽ yêu cầu bé có thể phải đi xét nghiệm, chụp chiếu kiểm tra sâu hơn vì khi những bé bị thiếu hoocmon tăng trưởng, suy giáp, tim bẩm sinh, thiếu g6pd, thalassmisa, kháng vitamin d huyết thanh, có thể sẽ không có dấu hiệu điển hình của thiếu vi chất nhưng cũng dẫn đến suy dinh dưỡng.
Vậy tại sao còi xương lại dễ dẫn đến suy dinh dưỡng cái này thì nhiều người dễ hiểu vì đơn giản khi canxi tạo xương thiếu sẽ dẫn đến trẻ đó có thể biếng ăn, khó chịu,thân nhiệt nóng, hấp thu kém, táo bón, dễ viêm đường hô hấp, chậm phát triển chiều cao…sớm hay muộn sẽ dẫn đến suy dinh dưỡng.
Còn tại sao duy dinh dưỡng lại có thể dẫn đến còi xương cái này có khi ít người biết. Có thể 1 bé do thiếu vi chất khác hay bệnh lý nào đó khác chứ không phải do thiếu vitamin D canxi gây lên làm bé biếng ăn, hoặc hấp thu kém thì quá trình còi xương đó diễn ra thế nào.
Chúng ta ví dụ 1 bé 8 tháng nhé 1 lý do đơn giản là bé đó bị loạn khuẩn tiêu hóa làm dẫn đến thiếu kẽm và vi khuẩn có lợi của đường ruột không ổn định dẫn đến lười ăn hấp thu kém, như hiện tại nhu cầu canxi hàng ngày của bé đó là 500mg canxium nhưng do biếng ăn và hấp thu kém nên lượng sữa hay thức ăn nạp vào bé ít nên chỉ cung cấp cho bé đó 200mg canxium và tiếp diễn những ngày tiếp theo bé lại thiếu thêm 1 chút nữa, mỗi ngày bé đó nạp ít hơn 1 chút, và sớm muộn sẽ dẫn đến còi xương mặc dù bé đó vẫn được cung cấp vitamin D đủ ( như bài đầu tiên mình viết vitamin D chỉ làm tăng hấp thu canxi chứ không phải canxi nhé). Và do các đầu sụn trẻ đang phát triển còn mềm nên khi canxi trong máu thiếu canxi sẽ vận chuyển canxi từ xương ra để duy trì lượng canxi trong máu ( nên xét nghiệm ít khi trẻ thiếu canxi) nhưng khi rút dần canxi từ trong xương ra như vậy dần dần sẽ làm xương bị xốp, mềm nên những xương nhỏ như xương sườn, xương bả vai, những xương nhỏ sẽ biến dạng trước, còn nặng hơn có thể biến dạng xương chân chữ X, chữ O khi không điều trị kịp thời cho bé.
Chính vì lý do đó thường còi xương và suy dinh dưỡng thường đi cùng nhau và điều trị suy dinh dưỡng cũng cần phải điều trị cả còi xương, còn nếu chỉ còi xương mà chưa suy dinh dưỡng thì chỉ cần điều trị còi xương là được chứ chưa cần phải điều trị suy dinh dưỡng.
Như mình đã viết bài về bổ sung vitamin d , canxi như thế nào là đúng mình đã ví dụ rất kỹ cho các mẹ định hình nhưng 1 số người vẫn không hiểu hay không chịu đọc. Chúng ta phải hiểu rằng xương không phải chi có mỗi canxi cấu tạo lên xương mà xương có rất nhiều yếu tố từ hữu cơ, vô cơ, canxi, phosphor, magie, kẽm, mangan,silic…. Nhưng nếu để xương phát triển nhanh hay hồi phục lại độ chắc, đẩy chiều cao nhanh hơn chúng ta bổ sung mỗi canxi là chưa đủ mà cần nhiều những vi chất tạo xương khác nữa. Nên đối với những bé bị còi xương hay đặc biệt còi xương dẫn đến thấp lùn thì giai đoạn điều trị này sữa hay những chế phẩm từ sữa là thức ăn được ưu tiên hơn ( trong sữa vi chất đa dạng và ổn định nhất và quan trọng nhất là lựa chọn sữa gì sữa nhiều vi chất hơn hay sữa nhiều năng lượng hơn, hay sữa có hỗ trợ tiêu hóa, hay sữa có hàm lượng sữa non cao hơn..) vì nếu phải cung cấp bằng chế độ ăn thông thường thì bé phải ăn nhiều và rất đa dạng trong giai đoạn này mới được, mà thường những bé đã còi xương suy dinh dưỡng thì lười ăn và các mẹ có thời gian để căn chỉnh từng ly từng tý của mỗi loại thức ăn trong ngày thì mới được mà như vậy sẽ khó khăn trong quá trình thực hiện. Còn khi bé đã hồi phục thì bé sẽ quay lại chế độ ăn bình thường bé sẽ tự ổn định lại được.
Còn điều trị còi xương-suy dinh dưỡng cũng rất rộng liên quan đến lứa tuổi, mức độ, kiểm soát khẩu phần ăn, những di chứng kéo theo của còi xương suy dinh dưỡng như táo bón, hay viêm đường hô hấp, hấp thu kém, biếng ăn, tăng động giảm chú ý, biến dạng xương, tổn thương niêm mạc ruột… thì bác sỹ phải lựa chọn vấn đề ưu tiên cho các bé nên có những bé gặp nhiều vấn đề khác nhau nhưng đơn đầu tiên có thể sẽ giống nhau vì chọn lựa ưu tiên đó quan trọng nhất, rồi khi vấn đề đầu tiên giải quết xong thì sẽ đến vấn đề ưu tiên thứ 2… và đến khi tất cả các vấn đề của bé được giải quyết lúc đó bé sẽ khỏe mạnh và chắc chắn sẽ phát triển sẽ tốt hơn rất nhiều.
Vấn đề này mình đã viết trong bài điều trị suy dinh dưỡng các mẹ chỉ để ý đến cân nặng có 1 số mẹ chưa đọc, nên mình nhắc lại đoạn đó:
“”Một trường hợp đi khám dinh dưỡng online của mình có vấn đề như thế này ” con em bé trai 18 tháng bé được 7,5kg cao 74cm ăn được nhưng ko hấp thu được em đã khám nhiều nơi và uống nhiều thực phẩm bổ sung mà ko hiệu quả bác sỹ ơi giờ bổ sung gì, làm thế nào”
Như vậy bé này đang bị suy dinh dưỡng cả về cân nặng lẫn chiều cao vì trung bình 18tháng bé trai là 10,9kg và cao 82,3cm, vậy với chuẩn tăng trưởng bé này cân nặng đang thiếu 3,4kg và chiều cao thiếu 8,3cm .
Sau khi khám online bác sỹ sẽ hỏi để kiểm tra xem niêm mạc mắt của bé có hồng hào ko, ngủ của bé thế nào, đi ngoài thế nào, thời gian sinh hoạt thế nào, uống sữa gì số lượng ra sao, ngày mấy bữa cháo số lượng ra sao, tóc bé thế nào, móng tay bé thế nào, răng bé mọc thế nào, ai là người chăm bé, sờ ngực co nhô hay lõm, bụng của bé thế nào, có khóc đêm ko, ngủ có hay nằm úp hay co quắp ko, bố mẹ cao bao nhiêu…
Sau khi loại trừ yếu tố bệnh lý, nội tiết, bẩm sinh hay bệnh nền ( khi nghi ngờ bác sỹ sẽ yêu cầu xét nghiệm nội tiết, hay kiểm tra cận lâm sàng chuyên sâu hơn) còn ko có dấu hiệu bất thường sẽ có rất nhiều trường hợp sảy ra sau đây:
– Trường hợp 1: Bé bị suy dinh dưỡng do còi xương gây lên: do để còi xương lâu ngày nên để lâu ngày làm chuyển hóa cơ bản tăng lên ( những bộ phận ảnh hưởng đến cơ chế hấp thu suy giảm ) làm bé không hấp thu được thức ăn mặc dù chế độ ăn của bé vẫn tốt. Trong trường hợp này cũng có thể bé bổ sung vitamin d chưa đủ hoăc canxi và lượng thức ăn giàu canxi như sữa, tôm, cua, cá… bé ăn chưa đủ dẫn đến bé bi thiếu canxi còi xương.
Nếu trong trường hợp này bé chỉ điều trị để lên cân nặng thì ko cần điều trị vitamin d, can xi mà chỉ cần chất tăng khả năng hấp thu và sữa cao năng lượng hay thực phẩm cao năng lượng là bé sẽ lên cân. Nhưng nguy hiểm là khi không điều trị còi xương thì khi quay lại chế độ ăn thông thường dừng lại những vi chất tăng khả năng hấp thu đó và ko có nguồn năng lượng tăng thêm thì bé vẫn hấp thu kém và lại còi đi trở lại. Và khi chỉ bổ sung thêm năng lượng tăng cao mà những vi chất tạo xương không có thì chiều cao của bé sẽ không thúc đẩy tăng cường được có khi chiều cao còn bị chậm phát triển hơn. Do vi chất chỉ đủ nuôi dưỡng số cân nặng bé mới tăng thêm đó…
-Trường hợp 2: Bé bị suy dinh dưỡng do còi xương gây lên nhưng đã anh hưởng đến hệ thống tiêu hóa dẫn đến táo bón kéo dài. Trong hợp này lại phải xác định bé bị táo do lý do gì có thể bé mất hoặc thiếu vi khuẩn có lợi đường ruột, có thể bé thiếu chất xơ, có thể bé ăn ít nên không đủ tạo khuân phân, có thể bé không hấp thu được nên keo phân lại, hay do để lâu bé đã bị giãn làm dài đại tràng, phình trực tràng… Thì nếu không điều trị kết hợp để điều trị cả vấn đề táo bón này dù có đẩy nguồn năng lượng lên cao thì bé cũng không tải được và vấn đề táo bón có thể nặng hơn. Còn không điều trị canxi thì vẫn vấn đề như ở trên
– Trường hợp 3: Bé bị suy dinh dưỡng do còi xương kéo dài nhưng chưa ảnh hưởng đến táo bón mà ảnh hưởng đến đường hô hấp làm bé hay viêm VA hay ho sốt, có thể hay viêm phổi. Trong trường hợp này phức tạp hơn vì phải chặn đứng những nguyên nhân làm bé hay viêm đường hô hấp trước như ra mồ hôi trộm nhiều làm bé hay nhiễm lạnh, bé viêm nhiễm nhiều lần có thể phải bổ sung những vi chất đúng hàm lượng để tăng khả năng miễn dịch. Vì nếu không giải quyết được vấn đề này thì dù điều trị sdd đang lên cân bé lại ho sốt lại tụt cân đi thì sẽ khó cải thiện. còn vấn đề còi xưỡng sẽ vẫn giống trường hợp 1
-Trường hợp 4: Bé bị suy dưỡng do không bị còi xương mà thiếu sắt, thiếu kẽm, thiếu magie thiếu những vi chất khác làm khả năng hấp thu của bé bị suy giảm…Trường hợp này bác sỹ sẽ phải khai thác cụ thể. Chứ cũng như trường hợp 1 không phải chỉ chăm chăm đẩy nguồn năng lượng lên cao và bổ sung vi chất tăng khả năng hấp thu là được.
Ví dụ nguyên nhân do thiếu kẽm mà không điều trị đủ thì các bé lại dẫn đến dễ tổn thương da, lông, tóc móng, các niêm mạc, gai vị giác…. Thì sau các bé dù có hết suy dinh dưỡng thì sau có thể chuyển nặng thành bệnh lý như xước móng rô, cùn mòn xấu cơ quan tạo móng tay, chân, rồi viêm da cơ địa, tổn thương niêm mạc ruột (dễ táo bón nhưng ăn thức ăn lạ lại hay đi lỏng), hay chảy máu cam, kém chon thức ăn( chỉ ăn cơm ko, cơm trứng hoặc vài món nhất định), suy giảm chức năng sinh sản nếu kéo dài, còn ko ăn đa dạng thì lại dẫn đến bé ăn ko ăn những thức ăn như tôm, cua, cá, ngao sò… thì lại dẫn đến thiếu những vi chất để phát triển trí não… và có thể sau làm thiếu nhiều vi chất khác nữa…
Còn magie cũng thế thiếu lâu ngày sẽ làm bé thể ngủ trằn trọc, khóc đêm, nhiều mồ hôi, trẻ lớn hơn có thể dẫn đến ngủ hay nghiến răng, nói mơ, mất tập chung, tăng động giảm chú ý, tổn thương thần kinh thực vật…
-Trường hợp 6: Có thể không phải do bé thiếu vi chất gây lên mà do mẹ cho bé ăn đồ thô quá sớm, ăn nhiều những thức ăn kalo rỗng ít năng lượng và lượng sữa ít hoặc sữa năng lượng quá thấp, nên bé hấp thu chất thô chưa tốt và thiếu cả năng lượng nạp vào dẫn đến suy dinh dưỡng.
Đặc biệt có những gia đình mẹ không chăm trực tiếp mà ông bà hoặc giúp việc chăm mà người chăm không nói thật cứ bảo con ăn được nên cứ tưởng con mình ăn tốt nhưng ko hấp thu được. Đối với những trường hợp bé đi lớp hoặc đến trường cũng thế, cô giáo vẫn nói các con ăn được nhưng do ở lớp các bé ăn quá ít nên về nhà đói các bé ăn được chút cũng tưởng là con mình ăn được…
-Trường hợp 5: Có thể bé bị suy dinh dưỡng do phối hợp 1 hoặc hoặc 2 hoặc 3 hoặc đan xen nhiều vấn đề đó với nhau. Cá biệt có những trường hợp hội tụ tất cả vấn đề trên. Nên bác sỹ phải khám tỉ mỉ để lựa chọn các vấn đề ưu tiên cho bé trước, chứ điều trị 1 lúc tất cả các vấn đề này 1 ngày bé uống hàng chục loại thuốc cũng không đủ, mà các mẹ sẽ không thực hiện được.
Trên đây chỉ là 1 trường hợp rất cụ thể mà đã bao nhiều vấn đề có thể say ra và có thể theo nhiều hướng điều trị khác nhau. Vậy còn những bé đã biếng ăn hoặc nặng hơn là biếng ăn tâm lý thì điều trị còn phải kiên trì nữa. Nên như những bài trước mình đã viết mà 1 số mẹ vẫn không hiểu và điều trị vẫn còn hời hợt chưa chú tâm, còn hậu quả của suy dinh dưỡng kéo dài mình cũng đã viết rất chi tiết…
Còn tùy mức độ của các vấn đề trên bổ sung vi chất không phải loại gì mà là hàm lượng đúng và hàm lượng vi chất phải kết hợp với chế độ ăn hợp lý với từng bé mới có kết quả cao.
Nên các mẹ đừng hỏi mình là bổ sung gì vì có bao nhiêu vấn đề xảy ra!””
Ps. Chú ý một số mẹ có trẻ sinh non, sinh đôi, suy dinh dưỡng bào thai cũng vậy nhé. Khi các bé sinh non hay suy dinh dưỡng bào thai lúc sinh ra canxi hay những vi chất tạo xương đã thiếu so với các bé bình thường mà ko có 1 chế độ ăn giàu vi chất và dễ hấp thu hơn, không tập chung về vấn đề còi xương mà chỉ chăm chăm làm sao con ăn nhiều để lên cân thì những bé đó rất dễ bị sdd nhé. Và thực tế trẻ sinh non, sinh đôi, suy dd bào thai sau khi sinh ra có tỷ lệ nuôi dưỡng bị sdd nhiều hơn trẻ thông thường rất nhiều.