Tại sao các mẹ khám dinh dưỡng chỉ muốn con lên cân thật nhanh mà ko quan tâm đến vấn đề khác còn quan trọng hơn cân nặng rất nhiều là sao?
Để tăng lại cân nặng cho các bé rất dễ chỉ cần đẩy nguồn năng lượng lên cho bé thật nhiều và bổ sung vi chất tăng cường hấp thu cho bé hết nguồn năng lượng đẩy lên đó là bé sẽ lên cân ( ngoại trừ những bệnh lý do nội tiết, bệnh lý bẩm sinh hay đang có bệnh nền cái này bác sỹ có thể loại trừ khi khám).
Còn những vấn đề quan trọng hơn là chiều cao của bé, độ thông minh của bé, cũng như các bệnh tật mãn tính do thiếu vi chất lâu ngày sinh ra như : viêm hô hấp mãn tính, giãn trực tràng, phình trực tràng, trĩ về sau, biến dạng xương, tăng động giảm trí tuệ, tự kỷ tăng động, viêm da cơ địa, suy giảm chức năng sinh sản, thoái triển, kén trọn thức ăn…
Mình đã viết thường là rất dài để cố phân tích cho các mẹ hiểu về dinh dưỡng và điều trị dinh dưỡng cho bé là như thế nào, nhưng có thể là mình viết dài quá, có thể các mẹ ko có chuyên môn nên thấy khó hiểu và vẫn chưa định hình ra vấn đề. Giờ ko biết viết tiếp các mẹ đọc có hiểu không vì viết hết lại rất, rất là dài, nên mình mà ví dụ thì rất nhiều trường hợp sẽ sảy ra, có thể trường hợp này là đúng nhưng đối với trường hợp khác lại ko đúng. Nên không biết bắt đầu từ đâu…
Thôi ví dụ 1 trường hợp cụ thể như thế này cho các mẹ dễ hình dung vì sao dinh dưỡng nó lại khó tìm được bác sỹ chuẩn và điều trị thế nào là tốt nhất.
Một trường hợp đi khám dinh dưỡng online của mình có vấn đề như thế này ” con em bé trai 18 tháng bé được 7,5kg cao 74cm ăn được nhưng ko hấp thu được em đã khám nhiều nơi và uống nhiều thực phẩm bổ sung mà ko hiệu quả bác sỹ ơi giờ bổ sung gì, làm thế nào”
Như vậy bé này đang bị suy dinh dưỡng cả về cân nặng lẫn chiều cao vì trung bình 18tháng bé trai là 10,9kg và cao 82,3cm, vậy với chuẩn tăng trưởng bé này cân nặng đang thiếu 3,4kg và chiều cao thiếu 8,3cm .
Sau khi khám online bác sỹ sẽ hỏi để kiểm tra xem niêm mạc mắt của bé có hồng hào ko, ngủ của bé thế nào, đi ngoài thế nào, thời gian sinh hoạt thế nào, uống sữa gì số lượng ra sao, ngày mấy bữa cháo số lượng ra sao, tóc bé thế nào, móng tay bé thế nào, răng bé mọc thế nào, ai là người chăm bé, sờ ngực co nhô hay lõm, bụng của bé thế nào, có khóc đêm ko, ngủ có hay nằm úp hay co quắp ko, bố mẹ cao bao nhiêu…
Sau khi loại trừ yếu tố bệnh lý, nội tiết, bẩm sinh hay bệnh nền ( khi nghi ngờ bác sỹ sẽ yêu cầu xét nghiệm nội tiết, hay kiểm tra cận lâm sàng chuyên sâu hơn) còn ko có dấu hiệu bất thường sẽ có rất nhiều trường hợp sảy ra sau đây:
– Trường hợp 1: Bé bị suy dinh dưỡng do còi xương gây lên: do để còi xương lâu ngày nên để lâu ngày làm chuyển hóa cơ bản tăng lên ( những bộ phận ảnh hưởng đến cơ chế hấp thu suy giảm ) làm bé không hấp thu được thức ăn mặc dù chế độ ăn của bé vẫn tốt. Trong trường hợp này cũng có thể bé bổ sung vitamin d chưa đủ hoăc canxi và lượng thức ăn giàu canxi như sữa, tôm, cua, cá… bé ăn chưa đủ dẫn đến bé bi thiếu canxi còi xương.
Nếu trong trường hợp này bé chỉ điều trị để lên cân nặng thì ko cần điều trị vitamin d, can xi mà chỉ cần chất tăng khả năng hấp thu và sữa cao năng lượng hay thực phẩm cao năng lượng là bé sẽ lên cân. Nhưng nguy hiểm là khi không điều trị còi xương thì khi quay lại chế độ ăn thông thường dừng lại những vi chất tăng khả năng hấp thu đó và ko có nguồn năng lượng tăng thêm thì bé vẫn hấp thu kém và lại còi đi trở lại. Và khi chỉ bổ sung thêm năng lượng tăng cao mà những vi chất tạo xương không có thì chiều cao của bé sẽ không thúc đẩy tăng cường được có khi chiều cao còn bị chậm phát triển hơn. Do vi chất chỉ đủ nuôi dưỡng số cân nặng bé mới tăng thêm đó…
-Trường hợp 2: Bé bị suy dinh dưỡng do còi xương gây lên nhưng đã anh hưởng đến hệ thống tiêu hóa dẫn đến táo bón kéo dài. Trong hợp này lại phải xác định bé bị táo do lý do gì có thể bé mất hoặc thiếu vi khuẩn có lợi đường ruột, có thể bé thiếu chất xơ, có thể bé ăn ít nên không đủ tạo khuân phân, có thể bé không hấp thu được nên keo phân lại, hay do để lâu bé đã bị giãn làm dài đại tràng, phình trực tràng… Thì nếu không điều trị kết hợp để điều trị cả vấn đề táo bón này dù có đẩy nguồn năng lượng lên cao thì bé cũng không tải được và vấn đề táo bón có thể nặng hơn. Còn không điều trị canxi thì vẫn vấn đề như ở trên
– Trường hợp 3: Bé bị suy dinh dưỡng do còi xương kéo dài nhưng chưa ảnh hưởng đến táo bón mà ảnh hưởng đến đường hô hấp làm bé hay viêm VA hay ho sốt, có thể hay viêm phổi. Trong trường hợp này phức tạp hơn vì phải chặn đứng những nguyên nhân làm bé hay viêm đường hô hấp trước như ra mồ hôi trộm nhiều làm bé hay nhiễm lạnh, bé viêm nhiễm nhiều lần có thể phải bổ sung những vi chất đúng hàm lượng để tăng khả năng miễn dịch. Vì nếu không giải quyết được vấn đề này thì dù điều trị sdd đang lên cân bé lại ho sốt lại tụt cân đi thì sẽ khó cải thiện. còn vấn đề còi xưỡng sẽ vẫn giống trường hợp 1
-Trường hợp 4: Bé bị suy dưỡng do không bị còi xương mà thiếu sắt, thiếu kẽm, thiếu magie thiếu những vi chất khác làm khả năng hấp thu của bé bị suy giảm…Trường hợp này bác sỹ sẽ phải khai thác cụ thể. Chứ cũng như trường hợp 1 không phải chỉ chăm chăm đẩy nguồn năng lượng lên cao và bổ sung vi chất tăng khả năng hấp thu là được.
Ví dụ nguyên nhân do thiếu kẽm mà không điều trị đủ thì các bé lại dẫn đến dễ tổn thương da, lông, tóc móng, các niêm mạc, gai vị giác…. Thì sau các bé dù có hết suy dinh dưỡng thì sau có thể chuyển nặng thành bệnh lý như xước móng rô, cùn mòn xấu cơ quan tạo móng tay, chân, rồi viêm da cơ địa, tổn thương niêm mạc ruột (dễ táo bón nhưng ăn thức ăn lạ lại hay đi lỏng), hay chảy máu cam, kém chon thức ăn( chỉ ăn cơm ko, cơm trứng hoặc vài món nhất định), suy giảm chức năng sinh sản nếu kéo dài, còn ko ăn đa dạng thì lại dẫn đến bé ăn ko ăn những thức ăn như tôm, cua, cá, ngao sò… thì lại dẫn đến thiếu những vi chất để phát triển trí não… và có thể sau làm thiếu nhiều vi chất khác nữa…
Còn magie cũng thế thiếu lâu ngày sẽ làm bé thể ngủ trằn trọc, khóc đêm, nhiều mồ hôi, trẻ lớn hơn có thể dẫn đến ngủ hay nghiến răng, nói mơ, mất tập chung, tăng động giảm chú ý, tổn thương thần kinh thực vật…
-Trường hợp 6: Có thể không phải do bé thiếu vi chất gây lên mà do mẹ cho bé ăn đồ thô quá sớm, ăn nhiều những thức ăn kalo rỗng ít năng lượng và lượng sữa ít hoặc sữa năng lượng quá thấp, nên bé hấp thu chất thô chưa tốt và thiếu cả năng lượng nạp vào dẫn đến suy dinh dưỡng.
Đặc biệt có những gia đình mẹ không chăm trực tiếp mà ông bà hoặc giúp việc chăm mà người chăm không nói thật cứ bảo con ăn được nên cứ tưởng con mình ăn tốt nhưng ko hấp thu được. Đối với những trường hợp bé đi lớp hoặc đến trường cũng thế, cô giáo vẫn nói các con ăn được nhưng do ở lớp các bé ăn quá ít nên về nhà đói các bé ăn được chút cũng tưởng là con mình ăn được…
-Trường hợp 5: Có thể bé bị suy dinh dưỡng do phối hợp 1 hoặc hoặc 2 hoặc 3 hoặc đan xen nhiều vấn đề đó với nhau. Cá biệt có những trường hợp hội tụ tất cả vấn đề trên. Nên bác sỹ phải khám tỉ mỉ để lựa chọn các vấn đề ưu tiên cho bé trước, chứ điều trị 1 lúc tất cả các vấn đề này 1 ngày bé uống hàng chục loại thuốc cũng không đủ, mà các mẹ sẽ không thực hiện được.
Trên đây chỉ là 1 trường hợp rất cụ thể mà đã bao nhiều vấn đề có thể say ra và có thể theo nhiều hướng điều trị khác nhau. Vậy còn những bé đã biếng ăn hoặc nặng hơn là biếng ăn tâm lý thì điều trị còn phải kiên trì nữa. Nên như những bài trước mình đã viết mà 1 số mẹ vẫn không hiểu và điều trị vẫn còn hời hợt chưa chú tâm, còn hậu quả của suy dinh dưỡng kéo dài mình cũng đã viết rất chi tiết…
Còn tùy mức độ của các vấn đề trên bổ sung vi chất không phải loại gì mà là hàm lượng đúng và hàm lượng vi chất phải kết hợp với chế độ ăn hợp lý với từng bé mới có kết quả cao.
Nên các mẹ đừng hỏi mình là bổ sung gì vì có bao nhiêu vấn đề xảy ra!
Kể cả phòng khám mình có những vi chất bổ sung hay sữa điều trị dinh dưỡng, nhưng không phải cháu nào cũng bổ sung loại như nhau, sữa như nhau vì phải căn cứ theo tình trạng, mức độ, chế độ ăn của từng bé. Và có thể bác sỹ phải thay đổi đơn theo từng tháng tùy theo mức độ của từng bé.
Có những loại thuốc hay vi chất, hay sữa cao năng lượng, cao vi chất chỉ bán trong các viện hay các phòng khám ( vì có những sản phẩm bên hãng sản xuất yêu cầu chỉ được bán trong kênh ETC vì không phải bé nào dùng cũng được nếu không có hướng dẫn của bác sỹ ) nên ko phổ biến ở bên ngoài, còn có những loại phổ thông và thông dụng dễ kiếm thì bác sỹ có thể hướng dẫn các mẹ ra bên ngoài tìm mua. Như vậy điều trị hiệu quả mới cao.
Nếu mẹ nào ở gần có nhu cầu đến khám dinh dưỡng trực tiếp có thể xem địa chỉ và hướng dẫn đặt khám ở ảnh bên dưới.
Còn những mẹ nào ở xa muốn khám dinh dưỡng online thì có thể inbox trong trang này hoặc đặt lịch khám online ở trang web nói rõ các vấn đề của bé, nếu nhẹ nhàng bác sỹ có thể inbox hướng dẫn qua. Còn nếu nặng bác sỹ có thể xếp lịch khám online cho các bé qua điện thoại.
Phòng khám đang thử nghiệm mô hình khám này để giúp các bé ở xa nên mẹ nào không có nhu cầu thực sự thì nên nhường cho các mẹ khác có nhu cầu cao hơn!
Ths. Đỗ Hữu Hanh