chăm sóc trẻ còi xương suy dinh dưỡng

Trẻ bị còi xương, suy dinh dưỡng thường bắt gặp ở độ tuổi dưới 6 tuổi, vì ở lứa tuổi này hệ xương đang phát triển nhanh và rất cần đủ chất dinh dưỡng (Canxi & vitamin D). Còi xương không xảy ra riêng lẻ mà đi kèm với suy dinh dưỡng, thiếu máu, thiếu vitamin A. Trẻ suy dinh dưỡng thường hay rối loạn trao đổi chất, kể cả vitamin D và muối khoáng, đồng thời thiếu hụt enzym chuyển hóa vitamin D. Ngược lại, thiếu vitamin D ở trẻ cũng làm giảm sức đề kháng của cơ thể, tăng cảm nhiễm với vi khuẩn. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh trẻ suy dinh dưỡng có nguy cơ còi xương cao hơn trẻ bình thường.

1. Dấu hiệu nhận biết trẻ còi xương suy dinh dưỡng

Bệnh còi xương suy dinh dưỡng có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm cho trẻ nếu không có biện pháp phát hiện kịp thời. Các bà mẹ lưu tâm hơn nếu trẻ có những biểu hiện sau:

– Trẻ ngủ không ngon, đổ nhiều mồ hôi hoặc bị rôm sẩy.

– Trẻ chậm tăng cân hoặc đứng cân trong vòng 2 – 3 tháng, nghiêm trọng hơn là có thể sút cân.

– Trẻ chậm biết đi, chậm mọc răng, da xanh hoặc nhão dần. Nếu thấy trẻ mọc ít tóc, phần tóc mỏng, đặc biệt là phần tóc phía trước và sau gáy thì khả năng trẻ bị còi xương suy dinh dưỡng là rất cao.

– Trẻ kém linh hoạt, hay táo bón hoặc đi ngoài, hay quấy khóc, hay buồn bực, ít vui chơi cũng là dấu hiệu của tình trạng suy dinh dưỡng.

2. Những trẻ có nguy cơ bị suy dinh dưỡng

– Trẻ sinh non

– Trẻ bị suy dinh dưỡng bào thai: Sinh đủ tháng nhưng có cân nặng bằng sinh non

– Trẻ bị dị tật bẩm sinh

– Trẻ bị rối loạn tiêu hóa kéo dài

– Trẻ bị nhiễm khuẩn đường hô hấp & tiêu hóa

– Trẻ bị còi xương

– Trẻ được nuôi dưỡng không hợp lý

3. Chăm sóc trẻ còi xương suy dinh dưỡng

a. Chế độ dinh dưỡng

Trong bữa ăn của trẻ, các mẹ cần bổ sung các thực phẩm giàu dinh dưỡng: thịt, cá, trứng, rau xanh, …, có thêm bữa phụ để trẻ được bổ sung đủ chất dinh dưỡng, đặc biệt là trẻ biếng ăn. Cần xóa bỏ quan niệm cho trẻ ăn xương ống,… sẽ chống được còi xương, cho dầu mỡ vào bữa ăn hàng ngày cho trẻ vì: vitamin D là loại tan trong dầu, nếu thiếu dầu thì dù có được uống vitamin D trẻ cũng không hấp thụ được nên vẫn bị còi xương.

b.Bổ sung vitamin và khoáng chất

– Cho trẻ tắm nắng hàng ngày: để chân, tay, lưng, bụng trẻ lộ ra ngoài từ 10 – 15 phút lúc buổi sáng (trước 9h).

– Cho trẻ uống các chế phẩm có caxin như: canxi B1 – B2 – B6; 1 – 2 ống /ngày.

– Trẻ còn bú mẹ: ăn bổ sung, thực phẩm có nhiều canxi: sữa, cua, tôm, cá, … trong các bữa ăn hàng ngày.

4. Thiết lập thói quen sinh hoạt hợp lý

Các mẹ nên cho trẻ thường xuyên được vận động và tiếp xúc với không khí ngoài trời để tăng cường sức khỏe và sức để kháng. Trẻ bị còi xương suy dinh dưỡng ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển thể chất, trí tuệ của trẻ. Tuy nhiên, đây là bệnh có thể phòng tránh được và ít tốn kém. Vì vậy, các mẹ cần trang bị cho mình những kiến thức về dinh dưỡng đầy đủ để có thể chăm sóc bé một cách tốt nhất.