Tác dụng của Magiê trong dinh dưỡng cho trẻ
Magiê có vai trò cực kỳ quan trọng với cơ thể: xây dựng các tổ chức mô trong đó có xương, tham gia vào thành phần của nhiều loại men điều hòa các chức năng khác nhau của cơ thể.
Khoảng 50-75% lượng magiê trong cơ thể tập trung ở xương (magiê kết hợp với canxi và phốtpho trong quá trình tạo xương), đa phần còn lại phân bố ở cơ bắp, các tổ chức mô mềm và một lượng rất nhỏ trong máu. Hàm lượng magiê trong máu luôn được duy trì ở mức ổn định để đảm bảo cho cơ thể hoạt động bình thường. Magiê có trong thức ăn được hấp thụ qua ruột, nếu cơ thể sử dụng một lượng magiê quá mức thì cũng không có hại gì cho sức khoẻ vì lượng magiê thừa được cơ thể đào thải qua đường nước tiểu và phân.
Cũng như sắt, kẽm, canxi… magiê là khoáng chất cần thiết cho sự phát triển thể lực và trí tuệ của trẻ. Thiếu magiê trẻ sẽ chậm lớn, hệ thống thần kinh và bắp thịt hoạt động không được điều hoà, đưa đến thiếu canxi và phốtpho, gây nên các triệu chứng buồn nôn, chán ăn, mất ngủ, mệt mỏi, đau nhức, run rẩy, co giật tay chân. Nếu nồng độ magiê trong máu giảm nặng, sẽ có triệu chứng yếu liệt cơ, co giật, tăng kích thích, dẫn đến hạ đường huyết, hôn mê.
Nhu cầu magiê của cơ thể không cao, nhưng tỷ lệ trẻ thiếu magiê không nhỏ. Trẻ bị bệnh thường có nguy cơ bị hạ magiê trong máu. Đánh giá tình trạng dinh dưỡng cho thấy gần 50% trẻ ăn kiêng không đúng khi bị bệnh, trẻ biếng ăn, trẻ có chế độ ăn không phù hợp với lứa tuổi hoặc có kèm theo tình trạng suy dinh dưỡng.
Nhu cầu magie với trẻ :
Nguồn cung cấpMagie có trong nhiều loại thức ăn khác nhau:
Các loại rau lá có màu sẫm như rau ngót, cải xanh, rau mùng tơi… có chứa nhiều magiê.
Trong thịt, sữa, kê, đậu tương, lạc, đậu xanh, khoai lang, một số loại rau thơm.
Trong một số trái cây như chuối, quả bơ, quả mơ khô.
Trong nước cứng, nước khoáng.
Theo khuyến nghị của viện Dinh dưỡng quốc gia Việt Nam, nhu cầu magiê trong một ngày cho trẻ nhỏ như sau:
Nhu cầu magie của trẻ nhỏ trong 1 ngày
Magiê không được tạo ra trong cơ thể mà chỉ được cung cấp từ thực phẩm, magiê lại có trong nhiều loại thực phẩm khác nhau. Vì vậy phụ huynh cần quan tâm đến chế độ ăn của trẻ, cung cấp cho trẻ đủ nhu cầu năng lượng và các chất dinh dưỡng phù hợp với mỗi lứa tuổi. Magiê có nhiều nhất trong các loại đậu như đậu xanh (270mg/100g), đậu nành (236mg/100g) và có mặt hầu hết trong thực phẩm với số lượng nhiều hay ít tuỳ loại, ví dụ:
Thực phẩm nhóm giàu chất bột đường: gạo (14mg/100g), bánh mì (22mg/100g), các loại khoai (30mg/100g).
Thực phẩm nhóm giàu chất đạm: thịt (20 – 30mg/100g), hải sản (30 – 40mg/100g), trứng (11mg/100g), sữa bò (16mg/100g).
Thực phẩm nhóm giàu vitamin, muối khoáng: rau mồng tơi (94mg/100g), rau khoai lang (60mg/100g), giá (29mg/100g), chuối (41mg/100g), sầu riêng (32mg/100g).
Thực phẩm nhóm giàu chất béo: mè (350mg/100g), đậu phộng (85mg/100g)
Hình ảnh minh họa
Dấu hiệu dễ nhận biết khi trẻ thiếu magie
Điển hình của triệu chứng thiếu Magie ở bé bao gồm: biếng ăn, ngủ không ngon, đau bụng, cơ thể lúc nào cũng trong tình trạng co cơ, mệt mỏi.
Bé thường dễ bị kích động, cáu kỉnh, lo âu, khó ngủ.
Nặng hơn nữa, bé có thể gặp các cơn co giật, hạ đường huyết.
Khi có những dấu hiệu trên bố mẹ cần đi khám và kiểm tra cho bé ở những cơ sở chuyên khoa về nhi hoặc dinh dưỡng để bổ sung hợp lý cho bé.